Thứ Hai, 26 tháng 5, 2014

Chứng nhận ISO 27001

by Unknown  |  in Dịch vụ at  20:27
1. Tiêu chuẩn ISO 27001 là gì?
ISO 27001 là một tiêu chuẩn quốc tế được tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO ban hành, đưa ra các yêu cầu liên quan đến Hệ Thống Quản Lý Bảo Mật Thông Tin, cho phép tổ chức doanh nghiệp đánh giá được những rủi ro và thực hiện kiểm soát thích hợp để bảo toàn tính bảo mật, toàn vẹn và sẵn có của tài sản thông tin. 
2. Đối tượng áp dụng:
Tiêu chuẩn ISO 127001 áp dụng cho tất cả các tổ chức, không phân biệt quy mô, loại hình, địa điểm. Đây là tiêu chuẩn mang tính chất tự nguyện, tập trung vào việc thiết lập, duy trì và cải tiến hệ thống quản lý bảo mật thông tin
3. Quy trình chứng nhận
B1. Đăng ký dịch vụ, nộp đơn đề nghị cấp chứng nhận 
B2. Xác định phạm vi đánh giá chứng nhận
B3. Đánh giá chứng nhận: Giai đoạn 1 - Giai đoạn 2
+ Giai đoạn 1: Xem xét sự phù hợp
+ Giai đoạn 2: Thành lập đoàn đánh giá, thực hiện hoạt động đánh giá tại quý công ty.
B4. Cấp giấy chứng nhận ISO 27001 và thực hiện đánh giá đình kỳ.
Lưu ý: Giấy chứng nhận ISO 27001 sẽ có giá trị trong vòng 3 năm, và mỗi năm phải  thực hiện đánh giá định kỳ 1 lần
4. Lợi ích áp dụng ISO 27001:
- Bảo vệ tính toàn vẹn của thông tin, không để rơi vào tay người lạ hay bị thất lạc thông tin
Phát hiện sớm các rủi ro mà hệ thống thông tin phải đối mặt, từ đó có các biện pháp phù hợp và kịp thời
- Nâng cao sự tin cậy từ đối tác, khách hàng
- Giảm thiểu thời gian gián đoạn nếu có sự cố an ninh xảy ra
- Mang lại cho đội ngũ nhân viên một phong cách làm việc mới, hiện đại, năng động và có tính kỷ luật cao
- Tăng cường khả năng cạnh tranh, nâng cao hình ảnh thương hiệu của đơn vị

Năng suất lao động của Việt Nam thuộc nhóm thấp nhất Châu Á

by Unknown  |  in Tin tức at  20:25

Một người Singapore làm bằng 15 người Việt

Nghiên cứu của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) vừa công bố cho thấy năng suất lao động của Việt Nam năm 2013 thuộc nhóm thấp nhất Châu Á – Thái Bình Dương (những nơi có thể thu thập số liệu) – thấp hơn Singapore gần 15 lần, thấp hơn Nhật 11 lần và Hàn Quốc 10 lần.
So với các nước láng giềng ASEAN có mức thu nhập trung bình, năng suất lao động của Việt Nam vẫn có khoảng cách lớn, chỉ bằng một phần năm Malaysia và hai phần năm Thái Lan.
Năng suất lao động của người Việt thuộc nhóm thấp nhất khu vực. Ảnh:AP
Đặc biệt, tốc độ tăng năng suất lao động giảm đi tại Việt Nam. Trong giai đoạn 2002-2007, năng suất lao động tăng trung bình 5,2% mỗi năm – mức cao nhất trong khu vực. Tuy nhiên, kể từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008, tốc độ tăng năng suất trung bình hàng năm của Việt Nam chậm lại, chỉ còn 3,3%.
Theo một cuộc khảo sát về nhu cầu về kỹ năng với hơn 200 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch ở khu vực miền Trung Việt Nam, tất cả chủ lao động đều cho rằng sinh viên tốt nghiệp các trường dạy nghề không đáp ứng được yêu cầu của họ. Nguyên nhân là vì thiếu sự tham gia của doanh nghiệp vào quá trình đào tạo.
Tại một cuộc hội thảo diễn ra tháng 8 năm ngoái do Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổ chức, báo cáo của Tiến sĩ Bùi Sỹ Lợi, Phó chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội cho thấy, tình trạng thể lực của lao động Việt Nam ở mức trung bình kém, cả về chiều cao, cân nặng cũng như sức bền, sự dẻo dai. Do đó, người lao động chưa đáp ứng được cường độ làm việc và những yêu cầu trong việc sử dụng máy móc thiết bị theo tiêu chuẩn quốc tế. Hơn nữa, kỷ luật của lao động Việt Nam còn kém so với nhiều quốc gia trong khu vực.
Các số liệu tại hội thảo này cũng cho thấy, năng suất lao động của Việt Nam chỉ đạt khoảng 61,4% mức bình quân của các nước trong khu vực ASEAN, chỉ cao hơn Myanmar và Campuchia, bằng 12% so với Singapore và 22% của Malaysia.
Báo cáo khác mới đây của ILO có chủ đề “Con đường đến Cộng đồng Kinh tế ASEAN 2015: Những thách thức và cơ hội đối với các doanh nghiệp cũng cho thấy, kỹ năng không đáp ứng được yêu cầu công việc đang là mối lo ngại lớn trong toàn khu vực.
Gần 50% chủ sử dụng lao động trong khối ASEAN được khảo sát đã cho biết người lao tốt nghiệp phổ thông không có được kỹ năng họ cần. Trong khi đó, hơn 50% nói rằng cử nhân tốt nghiệp đại học có được những kỹ năng có ích nhưng tỷ lệ tuyển sinh giáo dục đại học vẫn còn thấp. Các kỹ năng cần nhất là quản lý và lãnh đạo, tiếp đó là chuyên môn và tay nghề, dịch vụ khách hàng.
Ngọc Tuyên

Nguồn: kinhdoanh.vnexpress.net

ISO 9000 là gì?

by Unknown  |  in Tin tức at  20:19
ISO 9000 là gì?

ISO 9000 là bộ tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý chất lượng, áp dụng cho mọi loại hình tổ chức/doanh nghiệp nhằm đảm bảo khả năng cung cấp sản phẩm đáp ứng yêu cầu khách hàng và luật định một cách ổn định và thường xuyên nâng cao sự thoả mãn của khách hàng. Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 gồm các tiêu chuẩn cơ bản là:
  • ISO 9000:2005 Hệ thống quản lý chất lượng -- Cơ sở và từ vựng
  • ISO 9001:2008 Hệ thống quản lý chất lượng -- Các yêu cầu
  • ISO 9004:2009 Quản lý tổ chức để thành công bền vững
  • ISO 19011:2011 Hướng dẫn đánh giá các hệ thống quản lý
Các tiêu chuẩn cơ bản trong bộ tiêu chuẩn ISO 9000
ISO 9001:2008 là tiêu chuẩn quy định các yêu cầu đối với việc xây dựng và chứng nhận một hệ thống quản lý chất lượng tại các tổ chức/doanh nghiệp. Tiêu chuẩn này quy định các nguyên tắc cơ bản để quản lý các hoạt động trong tổ chức, doanh nghiệp về vấn đề chất lượng thông qua 5 yêu cầu sau:
  • Hệ thống quản lý chất lượng
  • Trách nhiệm của lãnh đạo
  • Quản lý nguồn lực
  • Tạo sản phẩm
  • Đo lường, phân tích và cải tiến
Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001:2008 sẽ giúp các tổ chức/doanh nghiệp thiết lập được các quy trình chuẩn để kiểm soát các hoạt động, đồng thời phân định rõ việc, rõ người trong quản lý, điều hành công việc. Hệ thống quản lý chất lượng sẽ giúp CBNV thực hiện công việc đúng ngay từ đầu và thường xuyên cải tiến công việc thông qua các hoạt động theo dõi và giám sát. Một hệ thống quản lý chất lượng tốt không những giúp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động và sự thỏa mãn của khách hàng và còn giúp đào tạo cho nhân viên mới tiếp cận công việc nhanh chóng hơn.
ISO 9000 được Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO ban hành lần đầu tiên vào năm 1987. Trước đó vào năm 1959, Cơ quan quốc phòng Mỹ đã ban hành tiêu chuẩn MIL-Q-9858A về quản lý chất lượng bắt buộc áp dụng đối với các cơ sở sản xuất trực thuộc. Dựa trên tiêu chuẩn quản lý chất lượng của Mỹ, năm 1968, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương – NATO đã ban hành tiêu chuẩn AQAP-1 (Allied Quality Assurance Publication) quy định các yêu cầu đối với hệ thống kiểm soát chất lượng trong ngành công nghiệp áp dụng cho khối NATO. Năm 1979, Viện Tiêu chuẩn Anh (BSI) ban hành tiêu chuẩn BS 5750 - tiêu chuẩn đầu tiên về hệ thống chất lượng áp dụng rộng rãi cho các ngành công nghiệp và là tiền thân của tiêu chuẩn ISO 9000 sau này. Cho tới nay, ISO 9000 đã qua các kỳ sửa đổi vào các năm 1994, 2000 và hiện tại là tiêu chuẩn ISO 9001:2008.
Nhằm đưa ra tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với đặc thù của một số ngành, Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO và một số hiệp hội đã ban hành một số tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng chuyên ngành sau:
  • ISO/TS 16949 -- Tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng đối với các cơ sở sản xuất ô tô, xe máy và phụ tùng;
  • ISO 13485 -- Tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng đối với các cơ sở sản xuất trang thiết bị y tế;
  • ISO/TS 29001 -- Tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng ngành dầu khí;
  • TL 9001 -- Tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng ngành viễn thông;
  • AS 9001 -- Tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng ngành hàng không vũ trụ;

Theo thống kê của tổ chức ISO (ISO Survey of Certification 2010, xuất bản ngày 01-12-2011), tính đến cuối tháng 12/2010, ít nhất 1.109.905 chứng chỉ ISO 9001 đã được cấp ở 178 quốc gia và nền kinh tế.
Nguồn: www.vpc.org.vn

Thứ Sáu, 23 tháng 5, 2014

Chứng nhận ISO 22000

by Unknown  |  in Dịch vụ at  20:36
1. Tiêu chuẩn ISO 22000 là gì?
ISO 22000 là tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Tiêu chuẩn ISO 22000 đưa ra các yêu cầu cho một hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, nhằm mục đích xây dựng hệ thống kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến thực phẩm.
2. Đối tượng áp dụng:
Tiêu chuẩn ISO 22000 được xây dựng để phù hợp với tất cả các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm. Đây là tiêu chuẩn mang tính chất tự nguyện tập trung vào việc quản lý, kiểm soát an toàn thực phẩm.
3. Quy trình chứng nhận:
B1. Đăng ký dịch vụ, nộp đơn đề nghị xin cấp chứng nhận 
B2. Xác định phạm vi đánh giá chứng nhận
B3. Đánh giá chứng nhận: Giai đoạn 1 - Giai đoạn 2
+ Giai đoạn 1: Xem xét sự phù hợp
+ Giai đoạn 2: Thành lập đoàn đánh giá, thực hiện hoạt động đánh giá tại quý công ty.
B4. Cấp giấy chứng nhận ISO 22000 và thực hiện đánh giá đình kỳ.
Lưu ý: Giấy chứng nhận ISO 22000 sẽ có giá trị trong vòng 3 năm, và mỗi năm phải  thực hiện đánh giá định kỳ 1 lần.
4. Lợi ích áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000:
- Nâng cao niềm tin của khách hàng đối với sản phẩm của doanh nghiệp
- Thỏa mãn yêu cầu của khách hàng về yêu cầu hệ thống an toàn thực phẩm, vượt qua rào cản thương mại trong xuất khẩu hàng hóa.
- Cải tiến và giảm chi phí trong quá trình sản xuất và kiểm soát sản phẩm.
- Kiểm soát và cải tiến thường xuyên mức độ an toàn của thực phẩm.
- Nâng tầm doanh nghiệp, nâng cao uy tín, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường
5. Tại sao chọn tổ chức EUROCERT:
EUROCERT là một tổ chức chứng nhận độc lập, được công nhận bởi các tổ chức công nhận quốc tế, với văn phòng chứng nhận trên 28 quốc gia trên thế giới, đã trao hơn 10.000 chứng nhận.
- Hệ thống văn phòng chứng nhận trên toàn cầu, hình ảnh và thương hiệu được biết đến trên toàn thế giới.
- Giấy chứng nhận uy tín và được công nhận toàn cầu, giúp doanh nghiệp sử dụng chứng nhận không chỉ làm việc với đối tác trong nước, mà có giá trị sử dụng khi làm việc với các đối tác nước ngoài.
- Được sử dụng logo chứng nhận EUROCERT sau khi được cấp chứng nhận, sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao hình ảnh với người tiêu dùng.
- Trình độ kiến thức chuyên sâu, đội ngũ chuyên gia trong và ngoài nước mang đến cho doanh nghiệp sự phát triển bền vững.
- Chúng tôi tự hào là tổ chức duy nhất cung cấp dịch vụ, giải pháp tổng thể về chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng và chứng nhận chất lượng sản phẩm, sẽ giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng thể và chuyên sâu về hoạt động và sản phẩm của công ty

Thứ Sáu, 16 tháng 5, 2014

Thông tin tổ chức EUROVERT

by Unknown  |  in Giới thiệu at  20:57
EUROCERT là một tổ chức chứng nhận và kiểm định Châu Âu, có tên gọi đầy đủ là European Inspection And Certification. Là một tổ chức đánh giá chứng nhận hàng đầu Châu Âu và trên thế giới. Tổ chức được thành lập dựa trên cơ sở ý tưởng của các nhà khoa học, chuyên gia đầu ngành của Châu Âu vào năm 1988. Trụ sở chính của tổ chức EUROCERT được đặt tại Athens, Hy Lạp. Tổ chức EUROCERT hoạt động trong lĩnh vực chứng nhận và kiểm định hệ thống quản lý, chất lượng sản phẩm được 27 quốc gia thành viên trong khối liên minh Châu Âu công nhận và tín nghiệm.

Là một tổ chức chứng nhận uy tín hàng đầu Châu Âu. Giấy chứng nhận của EUROCERT có sức ảnh hưởng và giá trị uy tín trên toàn thế giới. Chúng tôi cung cấp toàn bộ phương án, hỗ trợ phương án xây dựng doanh nghiệp một cách toàn diện về hệ thông quản lý, và chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp. Đồng thời, EUROCERT sẽ cung cấp tòa bộ các phương án giải quyết giúp giảm thời gian, chi phí, giúp doanh nghiệp phát triển bền vững và lớn mạnh. Khẳng định hình ảnh, chất lượng dịch vụ, chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp với người tiêu dùng.

Quyết sách của chúng tôi là luôn công bằng, độc lập, khách quan và chuyên nghiệp
trong mọi hoạt động. Khi đến với EUROCERT, hình ảnh, thương hiệu và mức độ uy tín của doanh nghiệp, tổ chức sẽ được nâng lên một tầm cao mới, khả năng chiến thắng của doanh nghiệp trong cạnh tranh thị trường. Mặt khác, sản phẩm của doanh nghiệp sẽ được người tiêu dùng quan tâm, chú ý và lựa chọn. Đồng thời mở rộng cơ hội xuất khẩu hàng hóa sang thị trường các nước Châu Âu cũng như các nước khác trên thế giới cho doanh nghiệp.

Chứng nhận ISO 14001

by Unknown  |  in Dịch vụ at  20:46

1. Tiêu chuẩn ISO 14001 là gì?

ISO 14001 là tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý môi trường. Tiêu chuẩn ISO 14001 sẽ giúp các doanh nghiệp thiết lập, duy trì và cải tiến hệ thống quản lý môi trường nhằm bảo vệ môi trường, ngăn ngừa ô nghiễm do các hoạt động của doanh nghiệp gây ra.
2. Đối tượng áp dụng:
Tiêu chuẩn ISO 14001 áp dụng cho tất cả các tổ chức, không phân biệt quy mô, loại hình, địa điểm. Đây là tiêu chuẩn mang tính chất tự nguyện, tập trung vào việc thiết lập, duy trì và cải tiến hệ thống quản lý môi trường.
3. Quy trình chứng nhận: 
B1. Đăng ký dịch vụ, nộp đơn đề nghị cấp chứng nhận 
B2. Xác định phạm vi đánh giá chứng nhận
B3. Đánh giá chứng nhận: Giai đoạn 1 - Giai đoạn 2
+ Giai đoạn 1: Xem xét sự phù hợp
+ Giai đoạn 2: Thành lập đoàn đánh giá, thực hiện hoạt động đánh giá tại quý công ty.
B4. Cấp giấy chứng nhận ISO 14001 và thực hiện đánh giá đình kỳ.
Lưu ý: Giấy chứng nhận ISO 14001 sẽ có giá trị trong vòng 3 năm, và mỗi năm phải  thực hiện đánh giá định kỳ 1 lần theo tiêu chuẩn 14001
4. Lợi ích áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001:
- Quản lý hiệu quả nguần tài nguyên, giảm chất thải trong quá trình sản xuất, giảm thiểu rủi ro và tác động gây ô nghiễm môi trường
- Tiết kiệm nguyên liệu, nâng cao hiệu suất trong quá trình sản xuất.
- Xây dựng môi trường làm việc an toàn, đảm bảo sức khỏe cho nhân viên và cộng đồng dân cư xung quanh 
- Phát triển bền vững và đáp ứng yêu cầu của cơ quan quản lý môi trường
- Tạo lợi thế cạnh tranh nâng cao thương hiệu
- Đáp ứng yêu cầu của khách hàng trong và ngoài nước, vượt qua rào cản thương mại trong xuất khẩu hàng hóa.
5. Tại sao chọn tổ chức EUROCERT:
- EUROCERT là một tổ chức chứng nhận độc lập, được công nhận bởi các tổ chức công nhận quốc tế, với văn phòng chứng nhận trên 28 quốc gia trên thế giới, đã trao hơn 10.000 chứng nhận.
- Hệ thống văn phòng chứng nhận trên toàn cầu, hình ảnh và thương hiệu được biết đến trên toàn thế giới.
- Giấy chứng nhận uy tín và được công nhận toàn cầu, giúp doanh nghiệp sử dụng chứng nhận không chỉ làm việc với đối tác trong nước, mà có giá trị sử dụng khi làm việc với các đối tác nước ngoài.
- Được sử dụng logo chứng nhận EUROCERT sau khi được cấp chứng nhận, sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao hình ảnh với người tiêu dùng.
- Trình độ kiến thức chuyên sâu, đội ngũ chuyên gia trong và ngoài nước mang đến cho doanh nghiệp sự phát triển bền vững.
- Chúng tôi tự hào là tổ chức duy nhất cung cấp dịch vụ, giải pháp tổng thể về chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng và chứng nhận chất lượng sản phẩm, sẽ giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng thể và chuyên sâu về hoạt động và sản phẩm của công ty

Chứng nhận SA 8000

by Unknown  |  in Dịch vụ at  01:42

1. SA 8000:2008 là gì?



- SA là từ viết tắt Social and Accountability. SA 8000:2008 là tiêu chuẩn về hệ thống quản lý liên quan đến trách nhiệm xã hội nằm trong bộ tiêu chuẩn SA 8000 do tổ chức SAI ban hành năm 2008 . 
2. Đối tượng áp dụng?
- Tiêu chuẩn SA 8000:2008 được áp dụng cho tất cả tổ chức, không phân biệt loại hình, địa điểm, quy mô. Đây là tiêu chuẩn mang tính chất tự nguyện, tập trung vào việc quản lý liên quan đến trách nhiệm xã hội.
- Khi tổ chức xây dựng và đáp ứng theo tiêu chuẩn SA 8000:2008, tổ chức có hệ thống quản lý trách nhiệm xã hội có thể tạo ra môi trường làm việc giảm thiểu rủi ro liên quan đến an toàn lao động, công nhân được đối xử công bằng, nhằm thỏa mãn nhu cầu của người lao động, khách hàng và yêu cầu luật pháp.
3. Lợi ích khi áp dụng hệ thống SA 8000:2008?
Sản phẩm được tạo ra không từ những lao động bị áp bức, cưỡng ép, lao động trẻ em
- Tạo lợi thế cạnh tranh, nâng cao thương hiệu, có thể dễ dàng xuất khẩu cho các nước khối Châu Âu và Châu Mỹ. 
- Tiết kiệm chi phí, tăng doanh thu và lợi nhuận. 
- Giải phóng được công việc mang tính chất tập trung sự vụ của lãnh đạo. Giúp lãnh đạo có nhiều thời gian tập trung vào thực hiện chiến lược mang tầm vĩ mô hơn. 
- Các hoạt động có tính hệ thống, mọi người đoàn kết, làm việc trong môi trường thoải mái. 
- Nâng suất lao động tăng. 
- Và rất nhiều lợi ích khác... 

    Popular Posts

Proudly Powered by Blogger.